Phát tài núi hay còn gọi là cây đại lộc, cây phất dụ rồng, cây huyết rồng, có tên khoa học là Dracaena draco, thuộc họ Bồng Bồng (Dracaenaceae).
Với dáng vẻ vững chắc khỏe khoắn, sức sống bền bỉ và cụm lá rộng, màu xanh ngát, tỏa ra đẹp mắt, những người yêu cây, yêu vườn có thể sáng tạo thành nhiều dáng thế, nhiều tầng xanh với những cụm tán lá xòe như ô trông quyến rũ, mang lại không gian sống của bạn đậm chất thiên nhiên. Vì vậy, cây phát tài núi là lựa chọn tuyệt vời để trồng trang trí tại nhiều khu vực.
1. Đặc điểm cây phát tài núi
– Thân: Là loài cây thân gỗ có kích thước trung bình, chiều cao cây chỉ khoảng 50cm – 5m tùy vào điều kiện sống, chăm sóc. Cây có thể mọc nhánh, cành lớn mọc ra từ thân chính. Cây trồng trong chậu thường nhỏ hơn so với ngoài tự nhiên.
– Lá: Lá cây mọc ra từ đỉnh cây hay đỉnh cành, màu xanh thẫm, có dạng thuôn dài từ 15 – 20cm, nhọn ở đầu, cuống lá dạng bẹ ôm lấy thân, phiến lá màu xanh lục đậm bóng. Các lá mọc thành chùm tỏa ra xung quanh như những chiếc ô màu xanh nhỏ.
– Rễ: Cây rễ chùm, có nhiều rễ phụ xum xuê giúp cây bám chắc vào đất vì vậy cây phát tài núi luôn có dáng khỏe khoắn.
– Hoa: Hoa của phát tài núi cũng có dạng chùm với kích thước khá nhỏ, màu vàng nhạt. Sau khi ra hoa, cây sẽ có quả dạng hình cầu, khi chín có màu cam nổi bật.
– Bạn có thể nhân giống cây bằng hạt hoặc giâm cành.
– Cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, ưa sáng và có thể chịu bóng bán phần. Nhờ bộ rễ bám sâu mà cây có thể chịu khô hạn tốt, sống trong điều kiện khô cằn. Cây sẽ phát triển chậm hơn nếu trồng trong chậu.
2. Các kiểu dáng cây phát tài núi được trồng hiện nay
– Cây phát tài núi 1 ngọn/chậu. Bạn có thể xem chi tiết cây TẠI ĐÂY.
– Cây phát tài núi 3 ngọn/chậu. Chi tiết cây XEM TẠI ĐÂY.
– Loại 1 thân chiều cao 1.2-1.5m: Chi tiết cây XEM TẠI ĐÂY.
– Loại có từ 7-9 thân, nhiều ngọn/chậu, chiều cao khoảng 1,2m. Chi tiết cây XEM TẠI ĐÂY.
– Loại có 9 thân, chiều cao 1.5m. Chi tiết cây XEM TẠI ĐÂY.
Tùy vào sở thích của mỗi người, tùy kiến trúc ngôi nhà, khuôn viên xây dựng bạn có thể chọn cho mình kiểu dáng phù hợp.
3. Cách trồng cây phát tài núi
– Đất trồng: Cây phát tài núi không kén đất, tuy nhiên với cây con, hoặc trồng cây trong chậu thì bạn nên chọn đất màu mỡ, ngoài ra còn phải đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Có thể tạo ra độ dinh dưỡng cho đất bằng cách trộn đất với ít phân chuồng, mùn và xơ dừa, phân trùn quế.
– Chậu để trồng cây: không chọn chậu quá to, chỉ lớn hơn cây một chút, có lỗ thoát nước đầy đủ tránh ngập úng.
– Giống cây:
+ Chọn giống cây tốt không có sâu bệnh, dáng cây đẹp.
+ Cây có tán lá mọc vòng đều quanh thân.
+ Cây giống đạt từ 3 tuổi trở lên, nếu cây giống còn trẻ, thân sẽ non và không đủ nước trong thân để kích thích mầm non ra chồi.
Trong quá trình trồng cây, nếu bạn muốn nhân giống thì có thể sử dụng một trong hai phương pháp: bằng hạt và giâm cành, giâm cành có nhiều ưu điểm và được lựa chọn nhiều hơn. Giâm cành còn là cách nhân giống khá nhanh mà vẫn giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ.
4. Cách chăm sóc cây phát tài núi
– Tưới nước: phát tài núi có khả năng chịu khô hạn rất tốt, nên bạn không cần tưới nước quá thường xuyên. Đối với cây con, bạn có thể duy trì tưới 2 – 3 lần mỗi tuần, còn cây đã lớn thì mỗi lần 1 tuần là đủ. Khi tưới bạn cũng không tưới quá nhiều để tránh việc cây có thể bị ngập úng.
– Ánh sáng: nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, gần giếng trời. Cây không chịu được ánh nắng chói chang, nắng gắt trực tiếp vì lá có thể sẽ bị khô, vì vậy bạn cũng cần có biện pháp che chắn mỗi khi trời nắng gắt. Nếu trồng cây trong nhà thì mỗi tuần nên đưa cây ra ngoài phơi nắng khoảng 1 tiếng để lá có màu đẹp và giúp cây quang hợp.
– Dinh dưỡng: vì có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường cằn cỗi nên nhu cầu dinh dưỡng của cây phát tài núi không nhiều. Bạn chỉ cần định kỳ 4 tháng bón cho cây một ít phân NPK là đủ.
– Thay chậu:Cứ trung bình từ 8 tháng đến 1 năm, hoặc khi cây lớn hơn kích thước chậu người trồng nên thay chậu và đất cho cây một lần để cây sinh trưởng tốt hơn.
– Tỉa lá:Trong quá trình trồng cây phát tài núi, bạn cần thường xuyên cắt tỉa những chiếc lá héo úa. Đây là cách để giữ cho cây được sạch sẽ, các vi khuẩn, nấm và sâu bọ không xâm nhập tấn công cây. Việc cắt tỉa lá thường xuyên giúp hạn chế sự um tùm của cây, tạo nên hình dáng cây gọn và đẹp hơn, giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
– Phân bón: Phát tài núi không yêu cầu cao về lượng phân bón. Tuy nhiên, định kỳ nửa năm một lần, người trồng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể sử dụng phân bón lá hòa loãng tưới, bón phân NPK hoặc sử dụng phân hữu cơ để bón quanh gốc cho cây.
– Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc cây, bạn nên chú ý cắt tỉa, tạo dáng và loại bỏ các lá héo úa cho cây. Từ đó cũng dễ dàng phát hiện nếu cây bị sâu rầy, nếu bị bệnh thì chỉ cần mua thuốc đặc trị về phun là được.
5. Tác dụng của cây phát tài núi
– Làm cây trang trí: Với dáng vẻ vững chắc khỏe khoắn, cụm lá tỏa ra đẹp mắt, xanh ngát, sang trọng, cây phát tài núi là lựa chọn tuyệt vời để trồng trang trí tại nhiều khu vực: phòng khách, phòng ăn, văn phòng, hội trường; sân vườn biệt thự, khách sạn, bệnh viện, công ty…
– Làm sạch môi trường: Cây phát tài núi mang lại khả năng lọc bụi, làm sạch không khí vô cùng hiệu quả.
– Làm quà tặng: Ngoài ra, nhiều người cũng chọn cây phát tài núi làm quà tặng trong các dịp đặc biệt, bởi loài cây này đi kèm với nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
6. Ý nghĩa phong thủy của cây phát tài núi
Cây phát tài núi được yêu thích không chỉ vì đẹp mà nó còn rất ý nghĩa.
– Đúng như tên gọi của nó, phát tài núi sẽ mang lại nhiều tài lộc cho người trồng, mang đến không gian tươi mát, tràn đầy sinh khí và năng lượng tích cực, giúp cuộc sống và công việc của gia chủ thêm phần suôn sẻ, may mắn. Ngoài ra, sức sống bền bỉ của cây phát tài núi là lời động viên hiệu quả cho người trồng cây.
– Trong phong thủy, cây phát tài núi phù hợp với nhiều loại tuổi, trong đó những người tuổi Thân, mệnh Mộc là phù hợp nhất. Những người thuộc mệnh này khi trồng cây sẽ phát huy tối đa yếu tố phong thủy mà cây mang lại.
– Cây phát tài núi thuộc hành mộc nên nó phù hợp với các mệnh thủy, mộc, hỏa.
– Trong ngũ hành thì thủy sinh mộc. Vậy nên người mệnh thủy trồng cây phát tài núi sẽ giúp gia chủ tốt về tiền tài, danh vọng.
– Người mệnh mộc trồng cây này sẽ giúp gia chủ có được nguồn năng lượng tốt cho cuộc sống gia đình, kết giao được nhiều bạn bè, đồng nghiệp tốt.
– Trong ngũ hành thì mộc sinh hỏa. Vì vậy người mệnh hỏa trồng cây phát tài núi sẽ mang lại nguồn năng lượng về sức khỏe và bình an.
Lưu ý: Khi trồng cây phát tài núi làm cây phong thủy thì hãy chăm sóc và đặt cây ở vị trí có ánh sáng tốt để cây hấp thụ nguồn năng lượng tốt, nguồn năng lượng này sẽ được chuyển đến cho gia chủ. Cây càng tốt, càng đẹp thì nguồn năng lượng này càng lớn. Nếu bạn đặt ở vị trí ít ánh sáng thì tối thiểu 1 tuần 1 lần mang cây ra vị trí ánh sáng cạnh ban công để cây hấp thụ nguồn năng lượng tốt.
Với nhiều ý nghĩa tốt đẹp như vậy, có thể bạn đang băn khoăn chưa biết mua cây ở đâu. Hãy đến với nhà vườn Hula Trees để được cung cấp những dáng cây đẹp cũng như tư vấn cách chăm sóc nhé!
Chúc cuộc sống của bạn luôn xanh tươi như những cây phát tài núi!