Hoa Sen là một loài hoa thanh tao cao quý, biểu tượng của sự thuần khiết. Trong Phật giáo sen là biểu tượng của Đức Phật hướng chúng ta tới một niềm an vui cực lạc. Hoa sen vì vậy xuất hiện nhiều trong các công trình của Phật giáo trải từ ngoài hồ ao, cho đến các bức phù điêu, chạm khắc. Khi ta yêu sen, trồng sen là chúng ta mong muốn có sự thanh tịnh trong tâm hồn sau những ngày làm việc vất vả.
Trước đây, ta chỉ gặp hình ảnh những ao, hồ, đầm sen nở rộ xen lẫn màu xanh của lá, thoảng thoảng mùi thơm ở những vùng nông thôn yên tĩnh, mang đậm “hồn quê hương” thì bây giờ sen có thể trồng trong chậu, chum, bể…sử dụng để làm cảnh trang trí trong khuôn viên khách sạn, biệt thự, quán cà phê, nhà hàng, nhà phố. Như vậy, trong cuộc sống bận rộn, công nghiệp này ta hoàn toàn có thể tự mang tạo cho mình không gian nhỏ “hồn quê” bằng cách tự tay trồng và chăm những chậu cây sen cảnh nhé:
“Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ
Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ
Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi…”
Nếu bạn là một trong những “tín đồ” của hoa sen, đừng ngần ngại tìm hiểu và học cách trồng và chăm sóc cây hoa sen nhé.
Nguồn gốc và tên gọi
Hoa sen còn có tên gọi khác là liên hoa, và danh pháp khoa học là Nelumbo nucifera. Loài hoa này thuộc họ Sen (Nelumbonaceae). Tên hoa sen tiếng anh là Lotus.
Ở Việt Nam sen được trồng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đặc biệt là tại Nam Bộ do đặc tính của thời tiết. Vì Hoa sen có quanh năm với khí hậu nắng nóng, còn ở miền bắc có mùa đông thì sen sẽ ngủ đông, sau Tết sẽ phát triển trở lại.
Một số loại hoa sen đẹp phổ biến hiện nay:
Sen Nhật.
Sen Nhật siêu bông
Sen cung đình (sen quan âm)
Sen bốn mùa
Sen đỏ
Sen phật bà
Sen Thái lùn
Sen Thái đỏ
Sen nghìn cánh
Thời vụ
Trồng sen làm cảnh có thể gieo trồng quanh năm. Có 2 vụ trồng sen chính là vụ Đông xuân, vào tháng 12 đến tháng 01(dương lịch) và vụ Hè thu, từ tháng 5 đến tháng 7. Nhưng thời gian trồng tốt nhất nên vào mùa Xuân – hè.
Mùa sen thường bắt đầu từ cuối tháng 5 và có thể kéo dài đến đầu tháng 9 định kỳ. Hoa thường nở rực vào tháng 6 khi mùa của hoa loa kèn kết thúc, khi hoa bằng lăng bắt đầu nhạt màu thì hoa sen bắt đầu nở rộ.
Hoa Sen sẽ tăng trưởng tích cực nhất khi nước mặt đạt đến nhiệt độ này. Hoa sen của bạn cần nước ấm để phát triển hết tiềm năng của nó. Lý tưởng nhất, nhiệt độ không khí cũng ít nhất là 21°C
Hoa sen sẽ bắt đầu gửi lá sau một vài ngày trong nước trên 21° C. Nó nở sau 3 đến 4 tuần trong nước trên 27 ° C.
Mỗi loài sen từ lúc gieo hạt đến lúc ra được những bông hoa đầu tiên lại đằng đẵng gần một năm trời, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và nhiệt độ nên nếu bạn nào muốn thích có hoa nhanh thì mua cây bán sẵn ở các nhà vườn về trồng.
4. Đặc điểm của hoa sen
Cây sen thuộc loài thực vật thủy sinh, sống lâu năm. Chúng có thân rễ nhiều nhánh, hình trụ thon dài khoảng 3m. Hoa sen có thể trồng bằng củ hoặc từ hạt của chúng, đâm sâu dưới bùn, có thể sống qua mùa đông nếu không bị quá lạnh.
Củ sen: được hình thành bởi thân rễ phình to, có hình dùi trống, màu nâu vàng. Thân rễ được gọi là ngó sen, hình ống, trong có nhiều lỗ khí tạo thành các rãnh, ngó sen màu trắng, có chồi mầm mọc ở đầu ngọn.
Thân cành: của sen dài khoảng 0,5 – 1,5m, tùy từng giống và môi trường mình trồng, chăm sóc
Lá sen: mọc trên cuống dài vươn lên trên mặt nước. Cuống lá mọc từ thân rễ, dài khoảng 1 – 1,5m và có nhiều gai nhỏ. Phiến lá to bản hình khiên, bề mặt có gân tỏa thành những vòng tròn. Lá hoa sen màu xanh mướt, không thấm nước và xung quanh viền lượn sóng mềm mại.
Hoa sen: Sen có hoa mọc trên cuống dài giống như lá. Khi nở rộ, hoa tỏa ra nhiều lớp cánh đan xen xếp chồng lên nhau. Cấu tạo hoa sen rất đặc biệt, bao gồm cánh hoa, bao phấn, nhụy hoa sen, lá noãn, đài hoa sen, gương sen. Cánh hoa sen có hình dáng giống chiếc thuyền úp chồng vào nhau. Hoa có nhiều gam màu nhưng phổ biến nhất là màu hồng và trắng. Hoa có mùi hương rất thơm nhưng không nồng mà rất thanh thoát, dễ chịu.
Quả sen: Người ta không gọi là quả sen mà là hạt sen. Có rất nhiều hạt sen được chứa trong đế hoa. Trong mỗi hạt đều có lá mầm và tâm sen.
Ánh sáng: Sen ưa sáng nên đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt, thích hợp sinh trưởng tốt ở 21o
Cách trồng
Chuẩn bị vật liệu, chất trồng
Chậu trồng sen: sâu 40-70cm, có đường kính từ rộng 30 cm trở lên. Bùn sạch cho vào 2/3 chậu. Gieo số hạt tùy vào kích thước chậu, trung bình chậu với kích thước 30cm gieo 1 hạt. Hoặc mua sen giống về trồng. Nếu giống sen định trồng là loại sen cao thì trồng chậu cao, sen mini hoặc sen cung đình trồng chậu thấp có bề mặt rộng thì sẽ đẹp hơn. Sau khi mua giống về dùng tay vạch bùn sang hai bên, đặt cây sen vào giữa chậu khỏa bùn lấp lại và đổ đầy nước vào chậu.
Chất trồng: đối với giống sen cảnh có thể là đất sét pha với đất cát bùn theo tỷ lệ 2:1; đất thịt giàu dinh dưỡng, cũng có thể lấy bùn trực tiếp từ đầm lầy hoặc ruộng về để trồng. Nếu không có đất bùn có thể thay thế bằng đất sạch mua tứ các cửa hàng. Sen tuy sống dưới bùn nhưng rất lạ là sen không hợp chất bẩn. Vì vậy, bùn được làm để trồng sen cần có độ phù hợp cao và tiêu chuẩn phải là bùn sạch. Bạn có thể tạo ra bùn bằng cách ngâm đất với nước và cho vào một ít phân vi sinh.
Trồng bằng hạt giống đã nảy mầm vào chậu
Cho đất trồng đã chuẩn bị vào ½ chậu, đổ nước vào chậu rồi khuấy đều hỗn hợp. để khoảng 2-3 ngày cho bùn lắng xuống đáy chậu. Đổ bớt nước ra khỏi chậu, chừa lại lượng nước cao hơn lượng đất khoảng 10cm.
Tiến hành đặt hạt đã nẩy mầm chuẩn bị sẵn vào giữa chậu, đặt nhẹ nhàng, không nén hạt mà chỉ ấn hạt hơi lún một ít vào bùn.
Trồng bằng hạt thì cầu kỳ, mất nhiều thời gian hơn, khả năng thành công thấp hơn.
Trồng sen giống vào chậu
Khi đã có giống, ta tiến hành làm bùn trồng sen. Sen rất kỵ các tạp chất bẩn, lạ do vậy bùn trồng sen phải là loại bùn sạch, không lẫn các tạp chất hữu cơ hay rác. Nếu không có bùn, có thể lấy đất ngâm nước rồi bóp thật nhuyễn. Có thể trộn thêm vào bùn khoảng một nắm phân vi sinh sau đó đổ nước sạch, cao hơn mặt bùn ít nhất 10 cm.
Sau khi bạn làm bùn xong rồi thì để nó 1-2 ngày để bùn lắng xuống và nước cũng sẽ có phần trong hơn. Lúc đó, hãy để vào đó giống cây hoa sen và bắt đầu quá trình chăm sóc cây cho đến lúc nó đâm chồi và ra những bông hoa đẹp nhất.
Đầu tiên sen sẽ ra lá nằm trên mặt nước, một thời gian sau sẽ mọc lá thẳng đứng cũng là lúc sen sắp có hoa. Cứ một búp lá là có một nụ hoa nhỏ bên dưới, nụ sen lớn rất nhanh mỗi ngày cao lên khoảng 20cm. Nếu bạn trồng nơi có gió mạnh thì phải biết cách neo lá và nụ không bị nghiêng ngả, nếu bị động rễ sen sẽ không nở được.
Từ tháng 7 trở đi, cây bắt đầu ra củ và chuẩn bị cho việc nở hoa. Nếu lá sen dày, mọc kín chậu thì bạn có thể chuyển qua chậu khác lớn hơn. Hoa sen có mùi thơm rất dễ chịu.
4. Chăm sóc
Bón phân : Sau khi trồng sen ra chậu khoảng 1 tuần thì tiến hành bón thêm một số loại phân như sau :
Phân hữu cơ : 1 muỗng cà phê nhỏ ( gói trong giấy, ấn sâu xuống bùn, cách gốc 10cm)
Phân hỗn hợp NPK : Rắc phân chậm tan vào bùn sát thành chậu, nên bón 1 tháng/lần. cây dưới 3 tháng sử dụng NPK 30-10-10; cây từ 3 tháng sử dụng NPK 20-20-20. Lượng phân tùy vào kích thước chậu, chậu 50cm sử dụng lượng phân ½ muỗng cà phê.
Chú ý: Nên bón luân phiên các loại phân, không nên bón vôi với lượng lớn để tránh cây bị xót. Thời gian bón mỗi loại nên cách xa nhau, không bón nhiều loại cùng lúc.
Vệ sinh: Nên bổ sung nước cho chậu 1-2 lần/ tuần ( tốt nhất là 1-2 ngày lần). khi bổ sung nước nên tưới để nước trong chậu chảy tràn ra ngoài (xả tràn).
Thay chất trồng : Sau 1 năm, sen hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong chất trồng nên phải tiến hành thay. Khi nhổ sen, gặp trường hợp bụi sen phát triển quá to, tiến hành tách bụi,vệ sinh chậu sạch sẽ, thay đất mới rồi trồng lại.
5. Phòng trừ sâu bệnh
· Sâu ăn lá : Sâu ăn tạp thường xuất hiện và gây hại trong mùa nắng, chủ yếu ăn lá non đến trưởng thành. Sử dụng thuốc Alika 241SC hoặc confidor cộng dầu khoáng SK 98EC, tập trung xịt những nơi có sâu, khi sâu còn nhỏ.
Bù lạch, rầy mềm, bọ trĩ: Đối tượng chích hút, xuất hiện quanh năm thường có mật số rất cao trong mùa nắng, tấn công hầu hết trên các bộ phận còn non của cây, chúng bám vào cuống lá, cuống hoa chích hút làm lá bị co rúm, cuống bị chay sần và quăng queo… Nếu thường xuyên chăm sóc, kịp thời phát hiện sớm có thể dùng dung dịch xịt đuổi côn trùng, muỗi để phun. Nếu bị nặng, sử dụng luân phiên các loại thuốc Alika 247SC, reget 800, Virtako 40WG cộng với dầu khoáng SK 98EC xịt đều phía dưới lá, bông.
Thường xuyên bắt sâu và châu chấu cắn lá, vớt bỏ rong bèo, cắt bỏ lá úa, lá rách thì nên cắt bỏ cho thoáng mặt chậu. Nếu lá nhỏ, vàng nhạt và thiếu dinh dưỡng, thiếu nắng, có thể bổ sung một lượng nhỏ phân đánh tan cho vào nước.
6. Tác dụng của hoa sen
Sen làm hoa cảnh, trang trí:
Sen thường được trồng trong các ao, đầm để tạo cảnh quan đẹp trong công viêN
Sen còn được trồng làm tiểu cảnh sân vườn trang trí trước sân nhà, ban công, công ty, nhà hàng, khách sạn, các quán cà phê,… tạo cảnh quan đẹp, tràn đầy sức sống mà còn tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng cho mọi người.
Hoa sen để cắm, trang trí, nghệ thuật
Sen làm nguyên liệu chế biến món ăn ngon: Tất cả các bộ phận của cây hoa sen từ hoa, lá, củ, hạt sen, ngó sen còn được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến ra những món ăn ngon và bổ dưỡng.
Công dụng của sen với y học
Lá sen làm trà có thể giúp lợi tiểu, mát gan, giải độc, kiểm soát đường huyết, giảm mỡ máu, chống ợ chua, hạ huyết áp.
Củ sen hỗ trợ làm giảm đường huyết và cholesterol; hạt sen làm dịu dạ dày; trà hoa sen giúp trị mụn, đẹp da; tâm sen, hạt sen giúp chữa mất ngủ.
Ý nghĩa của hoa sen
Ý nghĩa hoa sen trong phật giáo
Hoa được xem là biểu tượng của Phật giáo. Đó là lý do trong rất nhiều công trình kiến trúc chùa chiền ở Việt Nam đều sử dụng hình ảnh của loài hoa này. Có thể nói nhắc đến hoa sen là người ta sẽ nghĩ ngay đến sự trong trắng, tinh khiết, là biểu tượng cho sự trung thành vì nó mọc lên từ bùn lầy, nhưng vẫn giữ được bản chất trong sạch, vươn lên đón ánh mặt trời.
Ý nghĩa về phong thủy
Trong Phong thủy hoa sen được sử dụng rất nhiều như các vật phẩm thờ tự như đĩa sen, cành sen, đèn thờ hoa sen làm cho không gian cũng ấp áp và thanh tịnh. Ngoài ra trong phong thủy, hoa sen còn giúp điều hòa khí vượng, tăng cường năng lượng tốt và ngăn chặn điều xấu cho giúp gia chủ tránh ưu phiền, tĩnh tâm.
Một số màu hoa sen đẹp phổ biến hiện nay
Hoa sen trắng: Hoa sen trắng sử hữu màu trắng tinh khôi, trắng sáng, thuần khiết, cánh sen mỏng nhẹ và nhô khỏi mặt nước. Đặc điểm của sen trắng là nụ hoa khép kín có hình như hai bàn tay chụm vào nhau. Lúc chưa nở, nụ hoa có màu xanh trắng nhưng khi nở bung lại chuyển sang màu trắng đẹp. Màu trắng của hoa sen mang lại cho ta sự thanh thoát và bình yên cho tâm hồn.
Hoa sen hồng: Sen hồng là một trong những loại hoa sen đẹp nhất được trồng nhiều tại Việt Nam và cũng được lựa chọn là “quốc hoa ” của Việt Nam. Sen hồng mang đến hương vị và tình người của đất nước hình chữ Màu hồng cánh sen chính là vẻ đẹp dân dã, thanh toán, bình dị nhưng đầy tôn nghiêm và thân thiện, hiếu khách của chính con người, thiên nhiên của đất nước hình chữ S này.
Hoa sen xanh thể hiện sự trìu mến, ở đó có ý chí, nghị lực và cả sự kiên cường. Từ lâu màu xanh luôn là màu của hòa bình, bác ai, tự do và màu xanh của hoa sen cũng nằm trong phạm trù ấy.
Hoa sen xanh chính là hiện thân của một đất nước hòa bình, phồn thịnh. Không chỉ thế, màu xanh còn mang lại cho cảm giác gắn kết giữa con người và mây trời, thiên nhiên cây cỏ.
Còn điều gì tuyệt vời hơn khi mỗi sáng thức dậy, dưới ánh bình minh bạn được ngắm nhìn những lá sen mướt xanh, những hạt nước long lanh còn đọng trong lòng lá và đặc biệt, được hít hà mùi sen thơm ngát, thư thái thoang thoảng, tinh khiết, hòa với tiếng chim hót trong chính khu vườn của bạn.
Hãy mang “hồn quê hương” vào trong không gian sống của bạn nhé! Và cách nhanh nhất để có hoa sen “tự thưởng” cho tâm hồn, giá trị sống của gia đình mình, đó là bạn hãy đến nhà vườn Hula Trees để được cung cấp những giống hoa sen đẹp và chất lượng nhất, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn!
Chúc bạn toại nguyện ước mơ!
Nếu bạn muốn sắm cho mình những chậu sen như ý, bạn có thể MUA TẠI ĐÂY.